Chiêm Hoá tổ chức Lễ Hội chùa Bảo Ninh Sùng Phúc và Công bố Quyết định của Thủ tứớng Chính Phủ công nhận Bảo Vật Quốc gia Bia Bảo Ninh Sùng Phúc

Sáng ngày 6/5, tại thôn Làng Tạc, xã Yên Nguyên, UBND huyện Chiêm Hoá đã tổ chức Lễ hội chùa Bảo Ninh Sùng Phúc năm 2014 và Công bố Quyết định của Thủ tứớng Chính phủ công nhận bảo vật Quốc gia Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc.

Đến dự với buổi lễ có đồng chí Vũ Quang Tiến, uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, các đồng chí lãnh đạo một số cơ quan của Tỉnh; đồng chí  Ma Thế Hồng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Tô Thị Nhân, Phó Bí thư thường trực  Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Ma Phúc Đào, Phó Bí thư  Huyện uỷ,  Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; lãnh đạo UBND các xã thị trấn và đông đảo nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hoá đã đến tham dự Lễ hội.

 

 

Các vị đại biểu cùng nhân dân, du khách thập phương tham dự Lễ hội chùa Bảo Ninh Sùng Phúc 

 Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc được xây dựng từ năm 1107, thuộc triều đại nhà Lý tại thôn Làng Tạc, xã Yên Nguêyn, huyện Chiêm Hoá. Theo sử sách chép lại, ngôi chùa do thái phó Hà Hưng Tông xây dựng. Khi nhậm chức Thái phó để tỏ chữ hiếu với tổ tiên và lòng ham đạo phật, cốt “giữ lòng thanh làm của báu” Thái phó đã xây dựng chùa Bảo Ninh Sùng Phúc. Cuối xuân năm Đinh Hợi niên hiệu Long phù Nguyên Hóa (1107), Thái phó dẫn dắt hương lão xem hướng, chọn đất “phía nam Hãn lộc, giáp bên mạn bắc Mẫu cung” làm nơi dựng chùa. Chùa được xây dựng quy mô và bề thế, trước năm 1945, xã Yên Nguyên ngày nay gồm 3 xã Yên Lũng, Yên Cốc, Vĩnh Khoái thuộc Tổng Yên Lũng châu Hàm Yên. Nhân dân 3 xã này, cúng tế chung tại ngôi chùa Bảo Ninh Sùng Phúc.

Đồng chí Nguyễn Hồng Hà, Huyện uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND huyện, Truởng Ban tổ chức Lễ hội báo cáo m tắt sự ra đời của chùa Bảo Ninh Sùng Phúc

Tấm bia được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Bia có chiều cao 1,45m, rộng 0,8 m và dày 0,18m. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá. Rùa có chiều dài 1,50 m, rộng 0,9 m và cao 0,32 m. Cổ và đầu rùa dài 0,38 m. Rùa được đặt trên mặt đất, bốn chân rùa được tạc nổi, mỗi chân có 5 móng. Đuôi rùa nhỏ, được tạc uốn cong, vắt lên lưng. Đầu rùa ngẩng cao, vẻ uy nghi đường bệ. Toàn thân rùa cũng được tạc từ một phiến đá xanh nguyên khối, nét chạm rất tinh tế, mềm mại, hình khối cân đối và vững chãi. Lưng rùa nhẵn và tròn trịa, giữa lưng có đục một mộng ghép hình chữ nhật để ghép khớp với chân bia đá. Chính mộng ghép này đã giữ cho bia đá có thể đứng ngay ngắn trên lưng rùa trong suốt hơn 900 năm. Trán bia khắc dòng chữ lớn: “Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi” nghĩa là bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc. Văn bia khắc kín phần thân bia. Hai góc của trán bia có khắc hình hai con rồng chầu lên chữ “Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi”. Hình tượng hai con rồng chầu bên trán bia đều ở tư thế nhìn nghiêng và giống hệt nhau cả về kích thước và kiểu dáng. Làm nền cho hình tượng con rồng là các hoa văn hình vân mây và một số hoa văn hình chữ S biểu hiện ý niệm về mây mưa, sấm chớp cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân tố thiết yếu đối với nền kinh tế nông nghiệp của đất nước ta.

Người soạn bia là Lý Thừa Ân, văn bia được soạn theo lệnh của Hà Hưng Tông là nhân vật được nhắc đến trong bia. Bên cạnh phần đạo lý Phật giáo, nội dung bia nói về gia thế của dòng họ Hà. Đời ông của Hà Hưng Tông làm quan Thái Bảo. Cha của Hà Hưng Tông có công trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Bấy giờ, nhân lúc vua Lý Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, nhà Tống bèn tập trung binh mã tại các trấn thành phía Nam, chuẩn bị xâm lược nước ta.

Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy quân đội đã đề xuất chiến lược “Tiên phát chế nhân”. Tháng 10-1075, ông thống lĩnh 10 vạn quân chia làm 2 đạo thủy, bộ tập kích thẳng vào đất Tống. Thân phụ của Hà Hưng Tông với binh mã châu Vị Long (Chiêm Hóa ngày nay) đã đóng vai trò quan trọng trong đạo quân đường bộ này. Sau 42 ngày đêm công phá, quân ta đã chiếm được thành trì của châu Ung, châu Khâm, châu Liêm, trong đó châu Ung là căn cứ quân sự lớn nhất. Quân ta phá hủy kho tàng khí giới, lấy đá lấp sông ngăn chặn sự vận chuyển của đối phương. Cuộc tấn công chiến lược nói trên có tác dụng làm suy giảm lực lượng và phương tiện chiến tranh của địch.

Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc

Văn bia ghi: “Thân phụ Thái Phó chỉnh đốn vương sư đánh sang ải Bắc, vây thành Ung cho bõ giận, bắt tướng võ, dâng tù binh, do đó được nhà vua ban chức Hữu đại liêu ban đoàn luyện xứ”. Nhờ công lao của cha nên Hà Hưng Tông năm 9 tuổi được kết làm em vua nhà Lý, năm 10 tuổi (1078) được phong chức Tả đại liêu ban và kết duyên với công chúa Khâm Thánh. Đến năm 1086 được nối tước Thái Phó kiêm tri châu Vị Long. Việc các tù trưởng dân tộc thiểu số giữ các châu mục, nhận chức tước của triều đình chứng tỏ từ lâu vùng này đã nằm trong hệ thống hành chính của Nhà nước thống nhất, đồng bào các dân tộc cùng với người Kinh nằm trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc là tài liệu thành văn cổ nhất phát hiện được trên đất Tuyên Quang và là một trong số rất ít các di vật thời Lý (thế kỷ XI) còn được nguyên vẹn cho tới ngày nay. Ngoài giá trị lịch sử, tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc còn mang giá trị tiêu biểu, điển hình cho nền mỹ thuật điêu khắc thời Lý (nền nghệ thuật Phật giáo).

Với những Di tích còn tại khu vực chùa và sử sách chép lại bia Bảo Ninh Sùng Phúc đã được Thủ tứớng Chính Phủ công nhận Bảo vật quốc gia. Đây là niềm vinh dự lớn của nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hoá nói riêng và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nói chung trong việc lưu giữ các Di sản văn hoá.

Đồng chí Ma Phúc Đào, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đánh trống khai hội 

chùa Bảo Ninh Sùng Phúc

Cùng với việc tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ công nhận Bảo vật Quốc gia Bia Bảo Ninh Sùng Phúc, ngay từ sáng sớm, trên khắc các ngảy đưòng từ Trung tâm xã hứong về khu vực chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, đông đảo phật tử đạo tràng chùa Bảo Ninh Sùng Phúc đã vân tập về chùa, trang nghiêm chiêm ngưỡng khung cảnh lễ đài Phật đản tại sân chính điện, với cờ hoa rực rỡ, như thể hiện tấm lòng thành kính của những người con Phật dâng lên kính mừng ngày Đản sinh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.  

 Ngoài giá trị lịch sử, tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc còn mang giá trị tiêu biểu, điển hình cho nền mỹ thuật điêu khắc thời Lý. Xác định được điều này nên huyện Chiêm Hóa đã có những chính sách cụ thể nhằm bảo tồn, quản lý, duy tu hệ thống cơ sở vật chất nhà chùa. Đặc biệt hàng năm tổ đầu tư tổ chức tốt Đại Lễ Phật Đản đáp ứng nhu cầu tâm linh của các tăng ni phật tử, là lễ hội độc đáo thu hút đông đảo du khách xa gần đến thăm quan, du lịch. Lễ hội và Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc cũng là một trong những quần thể di tích nằm trong chiến lược du lịch của huyện Chiêm Hóa.

Đồng chí Vũ Quang Tiến, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc cho lãnh đạo huyện Chiêm Hóa.

Cũng nhân dịp này, UBND xã Yên Nguyên tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đá gà, chọi chim và các hoạt động thể thao nổi bật của xã như bóng chuyền, cầu lông đến từ 23 thôn bản trên địa bàn xã tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi để bà con tiếp tục thi đua lao động sản xuất. Ngoài ra, nhiều hoạt động như ẩm thực...đã tạo nên một lễ hội văn hóa đa sắc màu. Trong những năm qua, các tín đồ phật tử, thiện nam tín nữ đã cùng với nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện tích cực tham gia các hoạt động trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và các phong trào thi đua yêu nước; Tích tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.                                                          

Nhóm PV Đài TT - TH Chiêm Hoá

Tin cùng chuyên mục