Chiêm hóa chủ động phòng chống dịch cúm cho đàn gia cầm

Là một huyện vùng cao, đại bộ phận đời sống của nhân dân các dân tộc ở huyện Chiêm Hóa chủ yếu dựa vào sản xuất Nông - Lâm nghiệp. Chính vì vậy, trong những năm qua bên cạnh việc khai thác tiêm năng đất đai để phát triển trồng trọt, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được bà con nông dân ở đây ứng dụng thành công vào trong lĩnh vực chăn nuôi đàn gia cầm; đặc biệt là việc duy trì và phát triển đàn gà, đàn vịt đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế hộ, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi. Do đó, hàng năm người chăn nuôi đã chủ động các điều kiện tốt nhất để bảo vệ thành công cho đàn gia cầm của mình tránh khỏi dịch bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Gắn bó với nghề chăn nuôi gia cầm đã từ nhiều năm nay, anh Bàn Văn Huấn, thôn Đồng Vàng, xã Yên Nguyên, huyện chiêm Hóa cho biệt: Để giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi thì trước hết người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về công tác thú y, như tiêm vác xin phòng bệnh, cách ly, vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi. Đặc biệt, để có một đàn gia cầm khỏe mạnh, phát triển tốt thì trước hết người chăn nuôi phải làm tốt ngay từ khâu chọn giống, đồng thời có chế độ chăm sóc thật tốt. Nhờ đó mà hàng năm đàn gà của gia đình anh đã tránh khỏi dịch bệnh đáng tiếc xẩy ra. Hiện nay mặc dù điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trong cả nước đã có dịch cúm, nhưng gia đình anh Huấn vẫn duy trì và phát triển đàn gà lên tới hàng trăm con, từ chăn nuôi gà đã góp phần đem lại một nguồn thu đáng kế giúp cho đơi sống của gia đình anh không ngừng được cải thiện.

Cán bộ thú y hướng dẫn cách sử dụng thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi.

Toàn huyện Chiêm Hóa hiện có trên 963 nghìn con gia cầm, trong đó gần 860 nghìn con gà và gần 60 nghìn con vịt, ngan, ngỗng. Để giúp bà con giảm thiểu được rủi ro trong chăn nuôi, trong thời gian qua cấp uỷ chính quyền địa phương đã xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch cúm cho đàn gia súc, gia cầm. Tập trung chỉ đạo Trạm Thú y trục tiếp xuống cơ sở để nắm tình hình, đồng thời hướng dẫn các hộ chăn nuôi chuẩn bị  tốt các điều kiện về vệ sinh chuồng trại, tổ chức các biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch cúm. Tổ chức kiểm soát nghiêm ngặt tình trạng vận chuyển và mua bán gia súc từ bên ngoài vào địa phương và ngược lại, nghiêm cấm sử dụng thịt gia cầm ốm chết, khi phát hiện có gia cầm ốm phải thông bao ngay cho ngành chức năng để kiểm tra, kết luận và có biện pháp xử lý kịp thời. Với các biện pháp chỉ đạo đồng bộ, tập trung của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự chủ động của các hộ chăn nuôi. Đến nay đàn gia súc và gia cầm của các hộ chăn nuôi được bảo vệ một cách an toàn, chưa sẩy ra dịch bệnh trên địa bàn huyện.

 

Văn Tùng – Huy Dương

Tin cùng chuyên mục