Dân vận kéo trong chuyển đổi số xã Hà Lang

Trong thời đại chuyển đổi số quốc gia, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính là xu thế tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, tại xã Hà Lang, thói quen làm thủ tục truyền thống vẫn còn phổ biến, khiến việc triển khai dịch vụ công trực tuyến gặp không ít khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, công tác dân vận khéo đã trở thành “chìa khóa” quan trọng.

"Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Đó là câu kết của bài báo “Dân vận” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 15/10/1949 trên báo Sự Thật, số 120. Mấy chục năm đã trôi qua, những lời Bác dạy trong bài báo đó đã trở thành ý thức chính trị và là phương châm hành động cách mạng cho mỗi cán bộ đảng viên, mỗi cơ quan đơn vị và các địa phương trong thời kì đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, thành lập mô hình “Tổ dân vận khéo hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến” đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cán bộ Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên... phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền tại các thôn, sử dụng ngôn ngữ giản dị, ví dụ cụ thể để người dân dễ hiểu, dễ nhớ, kết hợp tuyên truyền qua loa phát thanh, nhóm Zalo thôn, bảng tin điện tử… Ngoài ra Cán bộ mặt trận, đoàn thể và thôn đã đến từng hộ gia đình tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể cách đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cách nộp hồ sơ trực tuyến, tra cứu kết quả và nhận thông báo qua điện thoại. Ngoài ra, tại nhà văn hóa thôn, tổ công tác bố trí máy tính và hỗ trợ người dân thực hành trực tiếp.

Cán bộ hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công.

Đây là minh chứng sinh động cho việc làm dân vận khéo: không chỉ là tuyên truyền suông, mà phải xuất phát từ lợi ích thiết thực của người dân, lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo hiệu quả công tác.

Xã đã  lựa chọn những người dân tiêu biểu, am hiểu công nghệ để trở thành tuyên truyền viên ở từng khu dân cư. Họ vừa là “cầu nối” giữa chính quyền và nhân dân, vừa góp phần lan tỏa tinh thần tự giác tham gia dịch vụ công trực tuyến trong cộng đồng.

Bộ phận một cửa tiếp nhận, sử lý hồ sơ.

Nhờ sự tận tâm, gần dân, hiểu dân và nói cho dân hiểu, đến nay, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại xã Hà Lang đã tăng từ 15% lên gần 60% sau 8 tháng triển khai mô hình. Bà con không còn phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm thời gian và chi phí, Ý thức người dân được nâng cao, tạo sự đồng thuận, tin tưởng vào chính quyền, đồng thời giúp bộ máy hành chính địa phương hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn. Nhiều mô hình “Tổ dân vận số”, “Tổ công nghệ cộng đồng” được thành lập và nhân rộng.

Làm dân vận khéo phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân, lấy sự hài lòng của dân làm mục tiêu. Cần phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các đoàn thể trong công tác tuyên truyền. Gắn kết giữa chuyển đổi số với phong trào thi đua yêu nước để tạo động lực hành động mạnh mẽ.

Người dân sử dụng dịch vụ công khai báo trực tuyến.

Mô hình “Dân vận khéo trong vận động nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến” là một bước đi thiết thực trong xây dựng chính quyền số, xã hội số. Qua đó, khẳng định vai trò quan trọng của công tác dân vận trong việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần hơn với nhân dân – bằng niềm tin, sự đồng hành và những hành động cụ thể, qua đó góp phần quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng chuyển đổi số trên địa bàn xã.

Quan Văn Thọ - xã Hà Lang

Tin cùng chuyên mục

EMC Đã kết nối EMC