Sản xuất chè sạch ở xã Tân An

Xác định cây chè là một trong những cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều năm trở lại đây, cơ sở sản xuất chè sạch Thôm Lòa hiệu Bình Quyến, thuộc Hợp tác xã Tân Thành thôn Tân Hội xã Tân An đã tập trung mở rộng diện tích lên 10 ha chè, nâng cao năng suất, chất lượng, từng bước tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương.

Vườn chè của Hợp tác xã Tân Thành.

Anh Đặng Văn Bình, thành viên Hợp tác xã Tân Thành là người trực tiếp sản xuất chè tại đây cho biết: Trước đây khi áp dụng hình thức canh tác và sản xuất chè theo phương thức truyền thống, năng suất chè thấp, gián bán chè tươi không cao. Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học chưa hợp lý nên không những ảnh hưởng đến chất lượng chè thành phẩm mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, anh Bình và các thành viên Hợp tác xã đã chuyển đổi sang sản xuất chè hàng hóa. Năm 2016, cơ sở đã đầu tư 04 bom xao sấy chè, từ khi đi vào hoạt động đến nay trung bình mỗi ngày cơ sở xao sấy khoảng 2 tạ chè tười và thu được từ 20- 30kg chè khô thành phẩm. Vào thời điểm chính vụ (khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch), năng suất chè cao hơn gấp đôi. Như vậy mỗi năm, cơ sở bán ra thị trường trong và ngoài huyện trên 2 tấn chè khô, thu về trên 300 triệu đồng. Hiện nay, Hợp tác xã Tân Thành có 16 xã viên tham gia sản xuất chè. Không chỉ hướng xã viên trong việc sản xuất chè an toàn, bền vững, cơ sở sản xuất chè sạch Thôm Lòa hiệu Bình Quyến thuộc Hợp tác xã Tân Thành xã Tân An còn chủ động đứng ra thu mua toàn bộ nguyên liệu chè búp tươi của nhân dân ở các thôn lân cận. Ông Dương Văn Quân, Giám đốc Hợp tác xã Tân Thành cho hay: Vào thời điểm chính vụ, các xã viên phải làm việc hết công suất mới đảm bảo nguồn cung cho thị trường. 2 năm trở lại đây cơ sở không những cung cấp chè cho thị trường trong huyện mà còn suất bán ra các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Đây chính là kết quả của sự cố gắng của các xã viên và sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sạch gắn với sản xuất, chế biến.

Theo lãnh đạo UBND xã Tân An cho biết: Hiện nay trên địa bàn xã Tân An có khoảng trên 20 ha chè. Trong đó, riêng Hợp tác xã Tân Thành bao thầu 10 ha tại khu vực thôn Tân Hội, số diện tích còn lại nằm rải rác ở các thôn Tân Bình, An Phú, An Thịnh và Tân Hợp. Để sản phẩm chè sạch trở thành thương hiệu có chố đứng trên thị trường và là sản phẩm chủ lực trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tại thời điểm, chính quyền địa phương, Hợp tác xã Tân Thành đang khẩn trương triển khai thực hiện các bước xây dựng chè thương hiệu đảm bảo theo đúng quy trình. Bởi từ thực tế cho thấy, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn là hướng đi đúng đắn, không những đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm chè sạch, chất lượng cao mà còn liên kết được các hộ dân trong việc sản xuất và chế biến chè, dần hướng tới mô hình liên kết sản xuất chè theo chuỗi giá trị.

Mục tiêu trong thời gian tới, Hợp tác xã Tân Thành phấn đấu thâm canh, sản xuất chế biến chè an toàn, kỹ thuật thu hái, bảo quản chè nguyên liệu, nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ; nhân rộng tích chè nguyên liệu gắn với chế biến, xây dựng nhãn hiệu và quảng bá sản phẩm chè sạch xã Tân An./.

Hải Hà-Quang Huy

Tin cùng chuyên mục