Chiêm Hóa chủ động phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò

Từ giữa tháng 10 đến nay, bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã xuất hiện tại một số tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang.. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa ghi nhận trường hợp trâu, bò nhiễm bệnh. Để ngăn chặn dịch bệnh, xâm nhiễm vào địa bàn, thời gian qua, huyện Chiêm Hóa đã chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

Trước thông tin xuất hiện dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò sảy ra tại một số tỉnh trong cả nước, cùng với các hộ gia đình có đàn gia súc, anh Ma Văn Thư, thôn Lăng Cuồng, xã Hòa Phú đã chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Tại khu vực chăn nuôi của gia đình, anh Thư luôn chủ động vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô dáo; liên hệ chặt chẽ với đội ngũ cán bộ thú y xã, thú y huyện để nắm tình hình dịch bệnh, đồng thời thực hiện tốt việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, các biện pháp phòng, chống dịch nếu xảy ra. Cùng với đó, gia đình luôn chủ động nguồn thức ăn theo mùa, bảo đảm đủ chất dinh dưỡng cho đàn trâu bò. 

Người dân chủ động vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để phòng tránh dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò.

Xã Hòa Phú có đàn gia súc là 7.430 con, trong đó đàn trâu trên 1.000 con, đàn bò 46 con, đàn lợn hơn 6.300 con. Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc trong mùa đông, trong đó có dịch bệnh viên da nổi cục xuất hiện ở một số tỉnh trong nước. UBND xã Hoà Phú đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các hộ nông dân có đàn trâu bò, phân công cán bộ thú y xuống các hộ chăn nuôi để nắm tình hình, tuyên truyền và hướng dẫn đề người dân biết cách chăm sóc, phòng dịch. Từ việc chủ động trong công tác phòng chống dịch, nhận thức những nguy hại của dịch bệnh đối với đàn trâu bò nên đến thời điểm này, đàn gia súc ở xã Hòa Phú vẫn đang được duy trì và phát triển tốt. 

Theo Cục Thú y: Bệnh viêm da nổi cục còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virrus gây ra trên trâu, bò. Virrus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do quá trình vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh; sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Triệu chứng của trâu, bò bị bệnh thường có những dấu hiệu như sốt cao, có thể trên 41 độ C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu. Giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết bề mặt như hạch trước vai, hạch sau đùi. Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới. Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi. Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời; bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng. Trước tác hại của bệnh viêm da nổi cục, ngay khi nhận được các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, huyện về công tác phòng chống về dịch bệnh, các xã, thị trấn trong toàn huyện đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, đội ngũ cán bộ thu y từ huyện đến xã xuống cơ sở nắm bắt tình hình phát triển đàn gia súc và hướng dẫn hộ chăn nuôi trong phòng dịch. 

Chiêm Hóa là địa phương có tổng đàn gia súc lớn, với trên 30.000 con trâu, bò. Phát triển đàn gia súc có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của người nông dân trên địa bàn huyện. Do đó, việc tập trung thực hiện tốt công tác phòng chống, ngăn ngừa các nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh, đặc biệt là bệnh viêm da nổi cục đang xảy ra ở một số tỉnh la cận đang là vấn đề cấp thiết ở thời điểm hiện tại, qua đó góp phần vào duy trì và phát triển ổn định đàn gia súc trong toàn huyện./.

Văn Linh - Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục