Chiêm Hóa chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây lạc xuân

Vụ xuân năm nay, huyện Chiêm Hóa trồng trên 2.000 ha lạc, chủ yếu là giống lạc L14 nguyên chủng, diện tích tập trung phần lớn tại các xã Minh Quang, Phúc Sơn, Tân Mỹ, Hùng Mỹ... Hiện nay, nhân dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để cây lạc phát triển tốt, đảm bảo năng xuất sản lượng cây trồng.

 Mặc dù không được nhà nước hỗ trợ nilon để trồng lạc như mọi năm, nhưng gia đình chị Hoàng Thị Mai thôn Noong Cuồng xã Phúc Sơn đã chủ động đầu tư nilon để trồng 2.000 m2, trong tổng số 6.000m2 diện tích của gia đình. Áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã giúp năng xuất lạc của gia đình chị tăng theo từng năm, giảm công chăm sóc, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Để đảm bảo năng xuất, từ khi trồng đến nay gia đình chị xuyên theo dõi để có biện pháp chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây lạc. 

Nông dân chăm sóc lạc xuân che phủ nilon.

 Vụ xuân năm 2020, xã Phúc Sơn gieo trồng 490 ha lạc, với các giống chủ lực là L14 và L16, trong đó diện tích lạc trồng xuống ruộng 264,5 ha; lạc trồng đất màu, bãi: 225,5 ha. Một điểm mới trong sản xuất lạc xuân năm nay của xã đó là nhân dân đã chủ động tự mua nilon về che phủ với diện tích gần 4ha, phương pháp trồng này qua các vụ trước đã mang lại hiệu quả rõ rệt đó là giảm công chăm sóc như làm cỏ, giữ ẩm tốt, đặc biệt lạc mẩy và thu hoạch sớm hơn với lạc trồng truyền thống. Để đảm bảo cho năng xuất, sản lượng cây trồng, UBND xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tập trung vệ sinh đồng ruộng làm sạch cỏ dại, xới phá váng ,khơi rãnh theo sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông. Bên cạnh đó,UBND xã khuyến cáo nhân dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh để có hướng xử lý kịp thời, thực hiện thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật, từng bước nâng cao năng suất cây lạc. Hiện nay cây lạc đang phân cành và phát triển tốt, chưa có  sâu bệnh hại.

Lãnh đạo xã Phúc Sơn kiểm tra tình hình phát triển của cây lạc. 

 Ngoài việc tập trung sản xuất lạc tại các xã trong vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa, Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, cũng khuyến khích các xã phát triển mô hình lạc che phủ ni lon, ứng dụng các mô hình lạc mới vào sản xuất. Cán bộ của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện trực tiếp xuống cơ sở, phối hợp với cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn nhân dân cách phát hiện một số loài sâu, bệnh thường gặp, chủ động phòng trừ, hạn chế thấp nhất những thiệt hại gây ra, tăng cường phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền tới nhân dân các biện pháp chăm sóc. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời sâu bệnh, mật độ, mức độ gây hại… để xác định thời điểm, loại thuốc phun phòng trừ nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức phòng trừ tập trung, đồng loạt có tính chất cộng đồng để có kết quả cao. Hiện nay, trên 2.000 ha  cây lạc trên địa bàn huyện đều sinh trưởng, phát triển tốt. 

Trong những năm qua, phát triển cây lạc cũng đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, đây cũng là một trong những cây trồng góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương./.

Huy Dương - Quang Huy

Tin cùng chuyên mục