Gương cô giáo Nguyễn Thị Huệ, hết lòng vì học sinh thân yêu

Trong không khí đầy thân thương hướng tới kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tôi muốn mời quý vị và các bạn cùng tới thăm ngôi trường PT Dân tộc nội trú THCS Phúc Sơn, ở nơi đó có một công trình văn hóa được bao bọc bởi một nguồn năng lượng đầy tích cực.

Sau 59 năm xây dựng và trưởng thành đến nay trường đã đạt trường Chuẩn Quốc Gia. Năm 2016 trường được đổi tên thành Trường PTDT Bán trú THCS Phúc Sơn. Năm học 2019-2020, toàn trường có 34 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên với trên 400 em học sinh theo học học, trong đó có 349 em là người dân tộc thiểu số đến từ các thôn bản đặc biệt khó khăn của xã; 35% em ở bán trú tại trường. Qua đánh giá xếp loại tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng đều qua các năm; giáo viên đạt các danh hiệu chiếm 64%, nhiều năm liên tục nhà trường nhận được Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang…

Cô giáo Nguyễn Thị Huệ, Hiệu trưởng nhà trường luôn nhận được nhiều tình cảm của các em học sinh. 

Có được kết quả trên không thể không nhắc đến sự đóng góp một phần công sức vào thành tích chung ấy của cô giáo Nguyễn Thị Huệ, Hiệu trưởng nhà trường, người đã có gần 20 năm gắn bó với bao thế hệ học trò nơi đây. Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, quản lý, cô giáo Nguyễn Thị Huệ còn dành phần lớn thời cùng các đồng nghiệp trong nhà trường thường xuyên ghé thăm và động viên các học trò ở tại khu bán trú của nhà trường trong suốt những năm học vừa qua. Với cô giáo Huệ biết yêu thương và quan tâm đến mọi người là hành động, nghĩa cử đẹp thể hiện sự tôn trọng, sự yêu quý của mình đối với các học trò và ngược lại, cô giáo Huệ luôn đón nhận tình cảm của các trò dành cho mình. Chắt chiu những bài học nhỏ bé từ việc rèn luyện các em tích cực học tập tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho đến những bài học về kỹ năng sống, tình yêu thương có lẽ hơn ai hết cô Huệ hiểu rằng những điều từ trái tim mình sẽ chạm tới bao trai tim học trò, qua đó tạo được động lực, niềm cảm hứng tích cực với cả một tập thể điều đó không hề dễ dàng chút nào nhất là các em học sinh khối lớp 8, 9 đang ở độ tuổi dậy thì, đặc biệt là với các em nữ nhưng cô giáo Huệ đã làm được bằng một môi trường sáng tạo thông qua các hoạt động ngoại khóa thiết thực và bổ ích.

Cùng với các hoạt động ngoại khoa thường xuyên được tổ chức, nhà trường còn xây dựng cho em một môi trường thư viện thu hút đông đảo các em học sinh đến đọc sách sau những buổi chính khóa trên lớp. Có thể nói, trường nào cũng có thư viện nhưng để tạo thói quen đọc sách cho các em, để văn hóa đọc lan tỏa và thấm dần trong các em một cách rất tự nhiên là điều không dễ chút nào. Để tạo một môi trường thư viện khá độc và lạ, thu hút các em qua những hình ảnh đó, bản thân cô Huệ cúng các đồng nghiệp tự đi xin những mảnh gỗ nhỏ, sơn si làm thành bức rào thân thiện và đẹp mắt, những chiếc lốp xe máy hỏng cũng trở thành bồn hoa xinh xắn dưới những đôi bàn tay khéo léo và đầy tâm huyết của các thầy các cô, qua đó giúp cho các em thích đọc sách hơn.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở một ngôi trường đặc biệt như này, cô Huệ đã tích cực chỉ đạo các thầy cô bộ môn trong nhà trường vừa truyền đạt kiến thức đại trà, kiến thức nâng cao, không cần hô hào khẩu hiệu mà chỉ cần ở các thầy các cô chú tâm, nhiệt tình tâm huyết, hết lòng vì học sinh các dân tộc thiểu số nơi đây. Và nghề giáo là nghề cao quý nhất nhưng cũng đầy khó khăn, vất vả bởi mỗi học trò là một số phận, làm thế nào để mỗi ngày đến trường của các em vừa được học tri thức nhưng cũng vừa có hành trang để làm người đòi hỏi ở cô giáo Huệ và tập thể giáo viên nhà trường cần nỗ lực hơn nữa, cố gắng hơn nữa đối với sự nghiệp trồng người ở vùng thượng huyện này. /.

 

Hải Hà- Văn Linh

Tin cùng chuyên mục