Thủ tục Đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật trong các trường hợp (Giấy xác nhận khuyết tật hư hỏng không sử dụng được; Trẻ khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên; Mất Giấy xác nhận khuyết tật)

Trình tự thực hiện
- Khi có nhu cầu đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn theo Mẫu số 01 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
- Sau 05 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ quyết định đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật.
Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã.
Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị (theo mẫu số 01).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết
05 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện
Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật
Cơ quan thực hiện
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
Kết quả thực hiện
Giấy xác nhận khuyết tật (đổi, cấp lại).
Lệ phí

Không

Mẫu đơn

- Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT).

Yêu cầu
Không
Căn cứ pháp lý
- Luật người khuyết tật ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
- Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.