Thủ tục Đăng ký việc giám hộ

Trình tự thực hiện
- Người được cử làm giám hộ phải nộp hồ sơ tại bộ phận “Một cửa” của UBND cấp xã;
- Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc giám hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ và Quyết định công nhận việc giám hộ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám hộ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hướng dẫn người đi đăng ký việc giám hộ hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết;
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì UBND cấp xã từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự và nêu rõ lý do.
- Người được cử làm giám hộ nộp lệ phí và nhận kết quả .
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại trụ sở UBND cấp xã.
Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký việc giám hộ
+ Giấy cử người giám hộ.
+ Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;
Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết
Trong 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp cần xác minh thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
Đối tượng thực hiện
Cá nhân.
Cơ quan thực hiện
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: các cá nhân, tổ chức liên quan (nếu có).
Kết quả thực hiện
Quyết định công nhận việc giám hộ.
Lệ phí

Các việc đăng ký hộ tịch khác 5.000đ/trường hợp.

Mẫu đơn

Tờ khai đăng ký việc giám hộ Mẫu TP/HT-2012-TKGH (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch)

Yêu cầu
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
- Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị đinh số 06/2011/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi và bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư¬ số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ T¬ư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Nghị quyết số 94/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang Khóa XVI, kỳ họp thứ 7 về việc "Quy định mức thu, đối tượng thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
- Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 20/12/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định mức thu, đối tượng thu và công tác quản lý, sử dụng một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.