Thủ tục Giải quyết khiếu nại lần hai

Trình tự thực hiện
- Tiếp nhận đơn khiếu nại: Người khiếu nại gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liện quan (nếu có) cho thanh tra tỉnh để giải quyết.
- Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại năm 2011, thụ lý giải quyết đơn khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.
- Xác minh nội dung khiếu nại: Căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại; Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác kịp thời.
- Tổ chức đối thoại:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
+ Việc tổ chức đối thoại được thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
+ Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
+ Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
+ Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
- Ra Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định của pháp luật.
- Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại:
+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan...
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây:
Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tá- thành phần gồm: người ra quyết định, người khiếu nại hoặc người đại diện, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại; thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
Thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện trên báo nói, báo viết, báo điện tử.
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
+ Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
+ Biên bản kiểm tra xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
+ Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
+ Quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại năm 2011, UBND cấp huyện thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Đối tượng thực hiện
Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).
Kết quả thực hiện
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
Lệ phí

Không

Mẫu đơn

Chưa có văn bản quy định.

Yêu cầu
- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại điểm b khoản 1, điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011.
- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại.
Căn cứ pháp lý
- Luật Khiếu nại năm 2011.
- Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.